CÙNG SỨ BÁT TRÀNG GROUP DU LỊCH BÁT TRÀNG THAM QUAN
XƯỞNG GỐM THỦ CÔNG 100% GỐC BÁT TRÀNG
Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía đông – nam. Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay. Tại đây có nhiều động vui chơi khám phá, đặc biệt là cưỡi xe trâu đi du lịch quanh làng. Bát Tràng còn là thiên đường của các đồ vật bằng gốm, gốm ở đây vừa rẻ vừa đẹp, bạn có thể mua do người ta làm sẵn hoặc tự tay làm lấy.
#1 Phương tiện về Bát Tràng
Chỉ cách Hà Nội khoảng 10 km, bạn có thể đến Bát Tràng bằng xe buýt hoặc xe máy.
Ra bến xe buýt Long Biên bắt xe buýt đi Bát Tràng chiếc 47A. Bạn chỉ cần ngồi xe buýt chưa đến 30 phút, đi qua những con đê xanh mướt mát rất đẹp là sẽ đến làng Bát Tràng. Vé xe buýt có giá từ 5k - 7k, xe dừng tận cổng làng. Cổng xưởng Sứ Bát Tràng Group đối diện trạm cuối Tuyến xe buýt 47A, nhìn thẳng là bạn sẽ thấy bảng hiệu "Bát Tràng Moment".
Lộ trình lượt đi:
Long Biên (Yên Phụ ➙ Khoang 1) ➙ Yên Phụ ➙ Điểm trung chuyển Long Biên ➙ Trần Nhật Duật ➙ Cầu Chương Dương ➙ Đê Long Biên Xuân Quan ➙ Tư Đình ➙ Đường dẫn cầu Vĩnh Tuy ➙ Gầm cầu Vĩnh Tuy ➙ Đê Long Biên Xuân Quan ➙ Cự Khối ➙ Gầm cầu Thanh Trì ➙ Đông Dư ➙ Đường gom chân đê Đông Dư ➙ Chợ Gốm Bát Tràng (cách cổng Xưởng Sứ Bát Tràng Group 100m).
Lộ trình lượt về:
Chợ Gốm Bát Tràng (Cách cổng Xưởng Sứ Bát Tràng Group 100m) ➙ Đông Dư ➙ Đường gom chân đê Đông Dư ➙ Gầm cầu Thanh Trì ➙ Cự Khối ➙ Chợ Thạch Bàn ➙ Tư Đình ➙ Đường dẫn cầu Vĩnh Tuy ➙ Đường Long Biên Xuân Quan ➙ Cầu Chương Dương ➙ Trần Nhật Duật ➙ Điểm trung chuyển Long Biên ➙ Yên Phụ ➙ Long Biên (Yên Phụ Khoang 1)
Về việc đi xe máy: Từ Hà Nội bạn đi qua cầu Chương Dương, đến cuối cầu rẽ phải và đi dọc theo con đê sẽ đến làng. Một lời khuyên cho bạn là nếu các bạn đi đông người hoặc ít người thì nên đi bằng xe bus, vì đường đê có rất nhiều xe công trình chở đất cát rất bụi và không an toàn.
#2 Ăn uống và ngủ nghỉ
Tốt nhất nên chuẩn bị đò ăn mang theo, vừa ngọn vừa tiên như vậy giống đi picnic hơn. Bạn có thể chuẩn bị bánh mỳ đồ hộp, hoa quả và nước uống. Mang vài thỏi kẹo ngậm để ăn khi đi khám phá quanh làng cũng là ý kiến hay đấy.
Bạn cũng có thể ghé các quán ven chợ thưởng thức vài món ăn vặt. Chợ Bát Tràng có lẽ chỉ có gốm là “món” đặc sản nhất nên các đồ ăn không có gì đặc biệt lắm. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều món ăn cho bạn lựa chọn. Lúc nghỉ chân, bạn có thể chọn nhâm nhi cặp bánh tẻ nóng và uống cốc nước mía giải khát.
Ngoài ra, buổi trưa còn có đủ các món như cơm, bún, miến, lẩu ở các quán cạnh chợ. Giá cả ở chợ Bát Tràng khá mềm, không có tình trạng chặt chém như các khu vui chơi, điểm du lịch khác. Bạn có thể thoái mái tham khảo giá trước khi quyết định dùng bữa. Các cô chủ quán cực nhiệt tình mời chào nhưng sẽ không xảy ra tình trạng tranh giành khách đâu.
Ngủ nghỉ: vì là đi trong ngày nên bạn không cần tìm khách sạn, chỉ cần tìm chỗ nghĩ chân là được. Có thể ghé vào quán nước, bạn nào đi xe máy muốn tìm chỗ gửi xe và nghỉ chân thì Gọi điện số 0989 432 234 (gặp anh Khánh cư dân làng) để đăng ký trước lịch trình đi về Bát Tràng của bạn.Được chỉ dẫn đi vào chỗ nghỉ chân để cất xe máy.
#3 Khám phá du lịch Bát Tràng
Sau khi xuống xe buýt hoặc gửi xe (đi xe máy), các bạn hỏi thuê xe trâu để đi thăm quan một vòng quanh làng. Giá mỗi xe trâu là từ 150k - 200k và mỗi xe chở được khoảng 10 người. Bạn sẽ ngồi xe trâu tham quan mọi ngõ nghách trong làng. Bạn cũng có thể ghé qua nhà Vạn Vân, một gallery nhỏ về gốm sứ qua nhiều thời kỳ, ngồi uống trà, ngắm những món đồ được trưng bày ở đó.
Dọc đường đi, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những căn nhà chất đầy đồ gốm. Bạn cũng có thể mua hàng ngay tại những cửa hàng tại nhà này. Nếu chịu khó tìm tòi, bạn sẽ mua được những món đồ đẹp và độc hơn hẳn đồ gốm ngoài chợ với giá rẻ hơn. Tuy nhiên nên lưu ý kĩ nhìn kĩ để tránh mua phải hàng lỗi.
Sau đó đi chợ trung tâm tham quan và mua gốm xứ. Các mặt hàng ở đây đa dang và phong phú: các loại cốc chén, chuông gió, tranh, vòng tay phụ kiện bằng gốm nhiều màu sắc...Khi mua đồ tại chợ, hãy khéo léo mặc cả nhé, trả khoảng khoảng 2/3 giá mà những người bán hàng đưa ra là ok. Một điểm cộng nữa là ở chợ Bát Tràng bạn có thể thoải mái chụp ảnh, tạo dáng bên các món độc đáo, dù không mua chủ hàng cũng vẫn vui vẻ. Có điều bạn nhớ cẩn thẩn khi chụp ảnh với gốm nhé.
Sau khi đã dạo chơi và chụp ảnh, bạn có thể thử cảm giác làm thợ gốm với mức phí rất rẻ, chỉ 10.000 đồng một người. Các chủ sân chơi thường luôn túc trực ở cổng chợ đón khách. Vào sân chơi, bạn sẽ được chơi với bàn gốm xoay. Đừng lo nếu bạn không biết cách sử dụng chúng, các anh thợ ở đây sẽ hướng dẫn tận tình, giúp tạo hình, lấy tâm mẫu cho bạn. Còn bạn thì tha hồ sáng tạo và thử sức với đất sét. Để mang về nhà một tác phẩm gốm như thế, bạn phải trả thêm từ 20.000 - 25.000 đồng.
Sân chơi gốm Bát Tràng Moment (trực thuộc xưởng Sứ Bát Tràng Group) thoáng mát với cây cối và được nghệ nhân thợ và Họa sỹ Phạm Quang Khánh hướng dẫn tận tình, đặc biệt là sản phẩm gốm thủ công của bạn được nung chín ở nhiệt độ hơn 1200oC, có thể mang về nhà sử dụng lâu dài. Xưởng Sứ Bát Tràng Group nhận tổ chức sân chơi gốm và tiếp các đoàn khách trong nước và quốc tế từ những năm 1990 với những đoàn khách Cuba đầu tiên. Sân chơi gốm sau đó phát triển rộng rãi sang Thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp tổ chức sân chơi gốm và trò chơi dân gian với nhiều trường học từ Mầm Non đến Trung học các cấp.
>> Xem thêm Nghệ nhân gốm Họa Sỹ Phạm Quang Khánh trên VTC16
>> Xem thêm 200m2 tranh phù điêu gốm chợ Cốc Lếu Thành phố Lào Cai
>> Xem thêm 5 góc nhà xây dựng ốp lát cùng gạch mosaic gốm Sứ Bát Tràng Group
>> Xem thêm Ngói terracotta, ngói chùa Sứ Bát Tràng Group
>> Xem thêm Gốm sơn mài Khánh Sứ Bát Tràng Group